NGŨ SẮC QUÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SINH TỬ TỨC NIẾT BÀN

Go down

SINH TỬ TỨC NIẾT BÀN Empty SINH TỬ TỨC NIẾT BÀN

Bài gửi  THICHTUTAI 6/6/2011, 10:50

SINH TỬ TỨC NIẾT BÀN Images?q=tbn:ANd9GcQjTzyaBKt9R1EJNw3lSEPyx1cAtoodkYjKDajd12WTq4CwV_kT


SINH TỬ TỨC NIẾT BÀN

Chúng sanh mãi trôi lăn lặn hụp trong biển luân hồi xanh tử, dừng sanh tử được an lành là NIết Bàn. Sinh tử là đau khổ NIết Bàn là an lạc. Sự đau khổ dường như hai mà không phải hai. Như người đi trên vai gánh phải một gánh nặng đi xa, họ cảm nghe nhọc nhằn vô kể, để gánh nặng xuống nghĩ, họ cảm thấy nhẹ bổng an vui. Các nhọc nhằn an vui người này cảm giác được, dường như hai mà không phải hai. Chẳng qua khi gánh nặng còn đè trĩu trên vai là đau khổ, để gánh nặng xuống thì an vui. do hết khổ gọi là vui, chớ không có cái vui từ đâu đem đến. Niết Bàn và sinh tử cũng thế, do hết sinh tử gọi là Niết Bàn, không có NIết Bàn ngoài sinh tử.
Chúng sanh tạo nghiệp, lại do nghiệp dẫn chúng ta qua lại trong tam giới, lên xuống trong sáu đường, không biết bao giờ ra khỏi. Nếu khéo tu dừng nghiệp thì bánh xe luân hồi sẽ theo đó mà dừng. Theo nghiệp trôi lăn là sinh tử, dừng nghiệp lặng yên là Niết Bàn. Vì thế, cần được NIết Bàn chúng ta phải dừng nghiệp. Có nhiều người tưởng Niết Bàn là một cảnh giới xa xôi đẹp đẻ như cảnh Cực Lạc chẳng hạn. Họ cố cầu xin Phật, Bồ Tát cho học được Niết Bàn hoặc tìm minh sư đạt đạo nhờ truyền pháp hay điểm đạo cho họ được Niết Bàn. Họ không ngờ sạch nghiệp tức là Niết Bàn. Nghiệp lại do mình tạo chỉ cần tìm động cơ chủ yếu tạo nghiệp, bắt nó dừng lại thì NIết Bàn hiện tiền. Tâm thức lăng xăng của chúng ta là chủ động tạo nghiệp, khéo tu dừng lặng nó thì Niết Bàn xuất hiện. Dừng ngắn thì được Niết Bàn ngắn, dừng lâu thì được NIết Bàn lâu, dừng hẳn thì được Niết Bàn viên mãn.
Sở dĩ có Niết Bàn là do đối với sinh tử mà lập, một khi sinh tử dứt sạch thì Niết Bàn cũng không còn chổ đứng. KInh có câu:"Niết Bàn sinh tử đồng như hoa đốm trong không". Đã là hai danh từ đối đãi mà lập thì đều không thật. Không có sinh tử thì không có Niết Bàn; không có Niết Bàn thì nói gì là sinh tử. Như không có khổ thì không có vui, không có vui thì làm sao biết khổ. NIết Bàn và sinh tử là không riêng lập và không ngoài nhau, nên nói "Sinh tử tức NIết Bàn".
Sẽ có người bảo, sinh tử là do nghiệp dẫn là pháp sinh diệt, hư dối là phải, Niết Bàn là dứt sạch nghiệp là chân thật, tạo sao lại nói là hư dối?
Qủa thật Niết Bàn không hư dối, song danh từ NIết Bàn là không hư dối. thực thể NIết Bàn không có hinh dáng diễn tả, không có ngôn ngữ để nói bàn, nó vượt ngoài pháp đối đãi thế gian. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng để diển đạt tâm tư đều nằm trong đối đãi không thật. Dù là ngôn ngữ Niết Bàn cũng chỉ là lớp mây phủ núi, chứ không phải là núi, đứng về phía núi mà nhìn thì nó là cái hư dối bên ngoài không đáng kể. Thế nên nói:"Như hoa đốm trong hư không" mà thực thể chẳng phải không.


THICHTUTAI
THICHTUTAI
TÍCH CỰC
TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 27/05/2011
Age : 31
Đến từ : Can Tho

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết