NGŨ SẮC QUÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - Triển vọng vinh danh

Go down

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - Triển vọng vinh danh Empty Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - Triển vọng vinh danh

Bài gửi  LACTINHTRU 26/5/2011, 19:25

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - Triển vọng vinh danh 1302799902.nv
Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ ngẫu hứng ca tài tử cùng ban nhạc: Nhạc sư Vĩnh Bảo, nhạc sĩ Huỳnh Khải, nhạc sĩ Tấn N

Ngày 10-1, ngày thứ hai trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và những lối hòa đàn ngẫu hứng” (do Bộ VH-TT-DL, Viện Âm nhạc phối hợp với UBND TPHCM tổ chức), nhiều góc nhìn và ý kiến phong phú từ các nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống quốc tế đã được đưa ra.

Ngẫu hứng - điểm nổi bật độc đáo
“Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ rất nhiều triển vọng được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bởi cơ bản đã đạt hết mọi tiêu chí mà UNESCO đưa ra: có tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang “sống” và “sống rất khỏe” tại nhiều tỉnh thành Nam bộ ”.
GS-TS Trần Văn Khê


Sự đánh giá tinh tế và gợi mở khi nhận xét về nghệ thuật đờn ca tài tử của GS-TS Yamaguti Osamu (Nhật Bản) đã khiến nhiều đại biểu thích thú. GS Yamaguti đặc biệt quan tâm tới yếu tố ngẫu hứng - một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một buổi chơi đờn ca tài tử.
Theo ông Yamaguti, những dạng trình diễn âm nhạc mang tính ngẫu hứng không chỉ có ở Việt Nam mà có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia khác, trong truyền thống âm nhạc châu Phi cũng như âm nhạc đương đại và những loại hình âm nhạc đại chúng như rock, blue và jazz.

Tuy nhiên, số lượng các loại hình âm nhạc cổ truyền, được truyền lại qua nhiều thế hệ như nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ thì không nhiều. Một vài thể loại để so sánh đơn cử như sinawi của Hàn Quốc, âm nhạc Hindustani ở Bắc Ấn Độ và carnatic ở Nam Ấn Độ…

Cũng cần nói thêm, GS Yamaguti chính là người đã giới thiệu nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế với công chúng Nhật Bản và UNESCO.

Trong tham luận, GS Yamaguti đề xuất một số “kết cấu giới thiệu” và những câu hỏi xây dựng có thể có ích trong việc mô tả truyền thống đờn ca tài tử với sự chú ý đặc biệt vào khía cạnh ngẫu hứng của nó.

Đó là cấu trúc chung, cấu trúc âm nhạc, cấu trúc sắp đặt, cấu trúc sân khấu... quanh các câu hỏi: đờn ca tài tử được biểu diễn ở đâu và khi nào? Kết cấu của buổi diễn, ai là người có quyền quyết định người tham gia trình diễn, người trình diễn có được thảo luận về tiết mục diễn? Những chuẩn mực để người xem/nghe đánh giá, nhận xét? Chuẩn mực để người diễn tự nâng cao khả năng trình diễn của mình? Có quy định nào về việc ngẫu hứng không? Ý nghĩa của dạng thức tô điểm trong ngẫu hứng?

Cần hành động mang tính chiến lược
Phát biểu tại hội thảo, GS-TS Gisa Jaehnichen, người Đức và nhà nghiên cứu người Malaysia, GS-TS Tan Sooi Beng cùng đặt vấn đề, nên chăng ký âm các bài bản của nghệ thuật đờn ca tài tử để có thể phục vụ việc đào tạo truyền nghề?

Cả nhạc sư Vĩnh Bảo và GS-TS Trần Văn Khê đều cho rằng, việc lưu truyền nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ không thể theo cách ký âm như âm nhạc phương Tây. Bởi “cùng một bài bản nhưng tùy tâm trạng, người nhạc sĩ sẽ thể hiện một lối đàn riêng, cách nhấn nhá không ai giống ai và đây cũng chính là nét độc đáo của đờn ca tài tử. Thế nên phải hiểu, nghe đờn ca tài tử thì mới thấy được nét tinh túy của nó”, nhạc sư Vĩnh Bảo chia sẻ.

Nhiều ý kiến của các nhà quản lý văn hóa, nghệ nhân, nghệ sĩ đờn ca tài tử ở nhiều tỉnh ĐBSCL cũng đặt ra vấn đề cần quan tâm như: thực trạng hoạt động, sức sống và nhiều đề xuất, kế hoạch hành động mang tính chiến lược để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật đờn ca tài tử trong cuộc sống đương đại.

Theo TS Lê Thị Minh Lý, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, thời hạn cuối cùng để trình hồ sơ này lên UNESCO là ngày 31-3. Và nếu đạt yêu cầu thì khoảng tháng 7-2011, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ sẽ được công nhận và đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.



tuyetmai (Theo SGGP
( Trích http://cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6424 )
LACTINHTRU
LACTINHTRU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG

Tổng số bài gửi : 64
Join date : 25/05/2011
Age : 35
Đến từ : VŨNG TÀU

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết