NGŨ SẮC QUÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh - giảng giải Lê Sỹ Minh Tùng

Go down

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh - giảng giải Lê Sỹ Minh Tùng Empty Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh - giảng giải Lê Sỹ Minh Tùng

Bài gửi  THICHTUTAI 29/5/2011, 09:01

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh:
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn-giới nãi chí vô ý-thức giới; vô Vô-minh diệc vô Vô-minh tận nãi chí vô lão-tử diệc vô lão-tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí diệc vô Đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.

Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa, thị đại thần-chú, thị đại minh-chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng-đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:

“Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha”.

Bộ tâm kinh với 260 chữ nầy đã bao trùm toàn bộ chân lý của Đức Phật. Ngài đã thuyết minh về cái Lý Không và cái Thật Tướng của vạn pháp để con người có cái nhìn sâu xa về cái “Có’ với cái ”Không” và cái “Thật” đối cái “Giả”. Trong 49 năm hành đạo Đức Phật đã thuyết giảng qua 12 bộ kinh thì giáo lý của Đức Phật rộng rãi bao la vô tận. Để dễ hiểu chúng ta cứ tưởng tượng những lời Phật dạy thì vô cùng vô tận như bao ngàn mẫu cây mía. Khi các vị thánh tăng đem gom góp chúng thành 12 bộ đại tạng kinh cũng như là đem ép mấy ngàn mẫu cây mía kia thành ra 12 thùng nước mía nguyên chất. Sau cùng Bộ Tâm Kinh nầy chính là chất mật tinh túy được rút ra từ 12 cái thùng nước mía kia. Vậy Bộ Tâm Kinh nầy là cốt tủy, là phần tinh túy của giáo lý Đức Phật. Chính Ngài Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang đã qua tận Ấn Độ để tham khảo, thỉnh kinh và phiên dịch bộ kinh “Đại Bát Nhã” dày 600 quyển và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh chính là tinh yếu, là cốt tủy của bộ Đại Bát Nhã nầy. Bộ Bát Nhã Tâm Kinh được dịch như sau:

“Khi Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La mật đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.

“Này Ông Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như thế.

“Này Ông Xá Lợi Phất! Tướng “Không” của mọi pháp, không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt.

“Vì vậy này Ông Xá Lợi Phất! trong “tướng không” không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn-giới cho đến không có ý-thức giới; không có minh, không có vô minh; cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có tuổi già sự chết và cũng không có cái hết của tuổi già sự chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ cũng không có chứng đắc.

“Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa mà được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

“Vì vậy, nên biết Bát Nhã Ba-La-Mật là đại thần chú, là chú của đại minh huệ và cũng là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá có thể trừ diệt hết mọi khổ đau; đó là chân lý vì không sai lầm.

“Đây là thần chú được công bố trong kinh Bát Nhã Ba-La-Mật: Này Bồ-đề, đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia.

Tâm kinh là kinh tinh yếu của toàn bộ Đại Bát Nhã. Tuy bộ tâm kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ mà ý nghĩa của nó bao hàm cả 600 quyển Đại Bát Nhã. Ma Ha là lớn, là đại. Lý do Ngải Trần Huyền Trang gọi nó là tâm kinh bởi vì Ngài ám chỉ kinh nầy là chủ tể của tất cả kinh thuộc loại Bát Nhã, tức là trí tuệ, cũng như chúng ta lấy tâm làm chủ tể cho con người của mình vậy. Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật là tới bờ bên kia. Bờ bên nầy là thế gian còn bờ bên kia là Niết bàn. Hoặc là bờ bên nầy là dẫy đầy tham lam còn bờ bên kia là Phật đạo. Cũng có thể hiểu là thấy Có, thấy Không là bờ bên nầy còn có đủ sáng suốt để phá cái Có, cái Không là đến bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh có nghĩa là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là cái sáng suốt có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ. Cái sáng suốt nầy được gọi là cái sáng suốt triệt để vì nó không hình, không tướng. Mặc dù chúng ta không thấy được nó cũng như không thể nào diễn tả về nó, nhưng thật ra chúng ta có thể biết được sự hiện hữu của nó, tức là biết nó bằng cách xuyên qua các công dụng, tức là việc làm của nó. Chẳng hạn như khi chúng ta bố thí tiền của cho người nghèo khổ thì tâm chúng ta cả.m thấy hân hoan khoan khoái vì đây là việc thiện. Cái khoan khoái nầy chính là sự bộc lộ thiện tâm của chúng ta Nhưng đố ai tìm ra được cái thiện tâm của mình? Vì thế cái trí tuệ Bát nhã cũng vậy. Chúng ta nghiệm biết được nó là nhờ nhìn vào cái nhân dụng của nó mà thôi. Bởi thế cổ nhân có câu:

“Dĩ sự nghiệm tri, nhân dụng khả biện.”

Vậy trước hết chúng ta hãy suy nghiệm về câu Bồ tát Quán Tự Tại thấy được ngũ uẩn là không.

Cập nhật cuối (Thứ 2, 26 Tháng 7 2010 08:55)
We have 2 guests online
Copyright © 2010
[/justify]
Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh - giảng giải Lê Sỹ Minh Tùng Images?q=tbn:ANd9GcT14vxMN_hslejR7MYQGPs-yRNWil63PPbKWsvPbL3gbkBJAm3V
THICHTUTAI
THICHTUTAI
TÍCH CỰC
TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 27/05/2011
Age : 31
Đến từ : Can Tho

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết