NGŨ SẮC QUÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HƯƠNG TRINH CÔNG CHÚA

Go down

HƯƠNG TRINH CÔNG CHÚA Empty HƯƠNG TRINH CÔNG CHÚA

Bài gửi  THICHTUTAI 20/6/2011, 12:10

HƯƠNG TRINH CÔNG CHÚA

Hoàng đế Đại Lâm nhìn ra sân, màn sương còn dày đặc: Ủa, Võ hộ giá sao chưa thấy? Thì tiếng nhạc ngựa vừa đến. Một thanh niên bước xuống, chàng nai nịt gọn gàng trong bộ đồ săn thú trông oai phong nhưng không kém vẻ hào hoa.
Là Tiên Đình võ hộ giá của Hoàng Đế Đại Lâm, chàng đã đẹp trai lại có vẻ tiên phong đạo cốt. Tuy được vua trọng dụng Tiên Đình vẫn gây được nhiều thiện cảm với quần chúng. Nhất là chàng đã khuyên vua bỏ điều tội ác. vì thế Tiên Đình rất được lòng dân, các bạn đồng liêu đều kính mến và thường gọi chơi là "bạch diện thư sinh".
Lịch sử của chàng như một giấc mơ. Người ta không biết Tiên Đình con cái nhà ai? Chỉ nghe đồn miệng: cách 10 năm về trước, trong ban nhạc của nhà vua có một em bé mặt đẹp mà ca hay, nên một hôm sau buổi tấu nhạc Hoàng hậu cho tuyển em vào hậu cận ở Hoàng cung. Tiên Đình thông minh ý tứ nên hai vua đều thương cả.
Giữa lúc đó đang được cưng sủng thì bổng đâu tay bay họa gió đến với em. Một chuổi ngọc châu quý của Hoàng hậu khi không, không cánh mà bay.
Hôm ấy sau buổi dạ yến, Hoàng hậu vừa trở về phòng vừa cởi ra thì không biết vì sao xâu chuổi biến mất. Trong phòng riêng của Hoàng hậu trừ hai vua thì chỉ có Tiên Đình ra vào. Vì vậy em bị bắt.
Quan tư pháp bộ hình để riêng một phiên xử vụ Tiên Đình. Khi chủ ngục dẫn em ra, thoạt nhìn, quan bộ hình cũng phải yêu. Ngaì ôn tồn: "Theo tuổi con thì chưa có luật (em mới 12 tuổi). Vậy con có lấy chơi bỏ đâu thì khai ra ta sẽ tâu vua tha tội cho. Nếu không khai chắc bị tra tấn con làm sao chịu được những hình phạt nặng nề, vậy con cứ khai đi ta sẽ châm chước cho.
Em cúi đầu lặng, vẻ mặt bình tĩnh có dáng suy nghiệm nhiều, lúc lâu em thưa:
-Thưa ngài, về vụ này một mình con không thể lấy lọt được nên trong đây có bốn người tòng phạm.
Mọi người đều nín lặng, nhất là quan Bộ Hình chăm chỉ nghe. Ông dỗ:
-Ừ, ai con cứ khai ra ta xử phân minh.
-Thưa ngài, nếu con khai thì phải mời cả bốn người chứ đừng vị tình chi cả.
-Ừ được rồi, con khai đi!
Giao hẹn xong, em khai trong chuyện này có Hoàng tử Mạnh Đan, đại thần Trí Tuệ, phú ông Đức Trí và cô ca kỹ Dạ Lý Hương.
-Ủa, sao bốn nhân vật em khai lại toàn những danh nhân trong cả nước. Thái tử Mạnh Đan là điện hạ của đương kim Hoàng đế, đại thần Trí Tuệ là tễ tướng đầu triều, ông phú ông Đức Trí oai quyền sang trọng địch quốc, Dạ Lý Hương một danh ca tài sắc đương thời.
Từ cái ngạc nhiên đến cái ngạc nhiên khác, bốn nhân vật em khai sao không dính dáng gì đến nhau cả. Nhưng không có lửa sao có khói? không lẽ thằng bé này dám khai dựng đứng? Coi bộ nó nói chắc chắn lắm mà... Năm sáu dấu hỏi trong lòng mọi người, nhất là rắc rối cho quan tư pháp. Vì thế vụ xử đành dừng lại, và dĩ nhiên quan tư pháp tâu lên chúa thượng.
Vua và Hoàng hậu rất lấy làm lạ. Cho hỏi Đông cung cũng tức cười rồi vì tính hiếu lỳ ngài muốn đi cho biết.
Đại phàm việc gì vừa vừa thì người ta mới tức bực chớ những cái không ngờ mà xảy ra thì họ tức cười hơn.
Nhất là trong vụ này có nàng Dạ Lý Hương. Cái nhan sắc khuynh thành của cô ca kỹ đã làm cho ba ngài quên đi cái bực mình. Thái tử, Đại thần, Phú ông ngồi nhìn sững Dạ Lý Hương nét mặt buồn của người đẹp càng lạ,các ngài nghĩ rằng: không biết thằng bé này vô tâm hay hữu ý, mà nó khai kèm Dạ Lý Hương vào đây thật diệu kế. Thật thế nếu không có cô Dạ Lý Hương ở đó thì em bé phải biết tay ba ngài. Nhưng nhờ vậy, Hoàng tử khoan hồng hỏi Tiên Đình: con có dại lấy chơi thì trã lại ta sẽ tâu lại với Hoàng hậu tha tội cho, chứ sao con dám khai ta chứ hử? Trước mặt người đẹp không lẻ Phú ông hung hăn, ông nhìn Tiên Đình: Này em, em ngó lại qua đây có khi nào ta vào hoàng cung đâu, huống chi chổ phòng riêng của Hoàng hậu sao em lại khai rắc rối cho ta quá thế?
-Dạ Lý Hương e lệ trước quý ngài nàng cũng dịu dàng: này em, em có bao giờ chị gặp em đâu mà em lại khai chị tội quá!
Trí Tuệ đại thần ngồi yên lặng, ông đang suy nghĩ: Lạ thật, không biết ai bày mà nó lại khai ta với ba người kia thật vô lý quá, ông có ý tức nhưng khi nhìn thấy Tiên Đình thì ý tức giận của ông tiêu ngay. mặt nó thông minh thế kia, xinh quá ai mà không yêu! nó khai rắc rối cho người ta rồi ngồi tự nhiên tự tại. ừ sao nó không khai cho bọn cung nữ lính tráng trong cung lại lựa bốn người nhất hạng trong nước mà khai? Lạ thật! vậy để ta bình tĩnh suy nghiệm kỹ mai ra manh mối chăng?
Từ khi nghe Thái tử bị liên quan đến việc này, tuy Hoàng hậu không nghi nhưng rất buồn, Ngài truyền nhiều lính ngự lâm đi khắp nơi dọ hỏi. Mấy chục cung nhân giả dạng thường dân cũng phân đi các ngả dò xét.
Phú ông khi có lịnh quan mời, Phú bà rất lo sợ, một mặt sai gia nhân đi kiếm và bỏ tiền thuê mọi người rải tán mọi ngã, đón đường để tìm hỏi.
Dạ Lý Hương một danh ca được nhiều vương hầu bá tước để ý, nhưng nàng còn chưa ghé mắt xanh. Nay nghe Dạ Lý Hương bị bắt các Ngài bết bát cưỡi ngựa rong xe thân hành lùng khắp tất cả, từ thành nội thành ngoại, các thôn quê, những ngả đường, hiệu cầm đồ, nhà bán ngọc...ai cũng tâm niệm cho mình tìm ra thì được người đẹp để ý.
Suốt mấy hôm trí tuệ Đại thần không nhắm mắt, ông suy nghiệm mãi, rồi đến một hôm cách ba ngày sau ông tin cho quan bộ Hình biết là: xử vụ này phải mời cả Hoàng thượng, Hoàng hậu cùng tất cả bá quan chứng kiến.
Hôm sau khi công chúng tề tựu đầy đủ, Đại thần Trí Tuệ đứng lên dõng dạc hỏi: Tâu Thành thượng, trong phòng Hoàng hậu trừ Tiên Đình ra, ngài có nuôi con vật nào không? Câu hỏi của Đại thần như một tiếng trống dội mạnh, cả hai vua đều thốt:"À Lệ Nô? Có lẽ Lệ Nô". Thế là một toán Ngự lâm vội vàng chạy vào hậu cung...thì trên một cây nhãn cành lá sum sê, đấy, gia đình Lệ Nô, quả nhiên chuổi ngọc treo toàn ten trên cành cao. Lệ Nô là một con khỉ cái rất tin không cũng được hai vua thương lắm. Thái giám dâng chuổi ngọc ra, đức vua đưa lên cao cho mọi người xem. Ai cũng khen tài của quan Đại thần. Nhưng người ta không khỏi ngạc nhiên cái việc em bé khai, nhất là quan Đại thần Trí Tuệ. Ông liền quay lại hỏi em vì lí do chi em khai như vậy?
Tiên Đình đứng lên hùng dũng thưa:
-"Thân con thơ dại tứ cố vô thân, may được vua thương cho vào hầu cận, rủi mất ngọc, Hoàng hậu nghi con cũng phải, vì cung ngài chỉ một mình con ra vào. Đã bị nghi, nếu con nói quanh quẩn chắc các ngài nổi xung thế nào cũng bị tra tấn, con bé bổng làm sao chịu được cực hình? E phải chết oan! Con nghĩ: Nếu khai mạo cho thái tử thì Hoàng hậu đủ uy thế, cung nga nữ nhiều, ngài sẽ cho đi tìm ngọc. Phú ông giàu sang địch quốc, nếu khai ông dính dáng vào vụ này thì Phú bà phải thuê người dò xét. Cô Dạ Lý Hương bị bắt thì các công tử nóng ruột thi nhau tìm giùm. Còn Đại thần trí tuệ là quan công minh xưa nay,may nhờ trí sáng của ngài xét nghiệm có thể ra manh mối...
Mọi người đều ngạc nhiên và khâm phục trí thông minh của em. Có người cảm động đến rơi nước mắt.
Sau vụ tìm ra ngọc hai vua càng thương quí, cho em học hành và dĩ nhiêm Tiên Đình học rất thông minh, đến năm 20 tuổi thì văn võ toàn tài, hiện nay tức là Lã Tiên Đình võ hộ giá của Hoàng đế Đại Lâm.
Cuộc lạp du (Đi săn bắn) hôm nay do Tiên Đình tổ chức đơn sơ vì chàng đã tâu trước với đức vua nhân việc săn bắn ở Mã Lạp Sơn sẽ bàn nhiều quốc sự.
Săn bắn là thú thích của ông vua gian hùng hiếu sắc ấy. Nhưng đã mấy năm nay Tiên Đình lên giúp vua chàng thường can vua, không để vua chơi trò hung bạo.
Thế mà hôm nay chàng lại tổ chức đi săn khiến vua ta rất hài lòng. Màn sương còn đọng, bạc cả ngàn cây. Hai con Bạch mã song song trên đường thiên lý, hướng về
Mã Lạp Sơn.
Vua mặc thường phục, theo sau vài tên Ngự Lâm không xuất sắc.
Tiên Đình đâm chiêu nhìn khoảng đường khúc chiết quanh co. Đã đôi ba phen chàng trả lời bâng quơ không ăn khớp câu hỏi của chúa thượng. Nhưng bạo chúa làm sao đọc được những ý niệm tế nhị trong đôi mẳt của vị thiếu niên anh tuấn đó??? Rồi không hiểu sao? Hay chàng đã thấy gì? Bổng nhiên Tiên Đình quất ngựa chạy, chạy mau, vua cũng chạy theo, ngựa càng phi lên, ngựa vua cũng thế, hai anh Ngự lâm bất giác cũng chạy theo, nhưng không kịp nữa. Con đường đến núi quanh co nhiều ngã rẽ, họ trông theo dấu bụi để tìm nhưng vẫn tìm không thấy. Hai anh ngơ ngác nhìn nhau, được cái họ tin ở tài của quan Võ hộ giá chắc không để chúa thượng phải lâm nguy.
Hai chúa tôi nãy giờ cứ loanh quanh mãi tìm đường, nhưng càng tìm hình như càng đi sâu vào trong núi. Có lẽ xa lắm rồi, nơi đây không có dấu chấn người. Vua hơi chột dạ, nhưng được Tiên Đình bình tĩnh nên ngài đỡ lo.
Không biết đã mấy giờ? Cơn nắng lên cao lắm, xuyên qua những cành cổ thụ. Trên nét mặt Tiên Đình nổi lên nhiều đường gân, môi chàng mím lại... Vua mệt nhiều, mồ hôi ước như tắm, ngựa cũng uễ oải vì nắng gắt. Tiên Đình tâu vua xin dừng ngựa nơi đây cho định thần và đỡ mệt. Vua nằm dài trên tảng đá dưới cây cao rồi ngủ mê như chết. Chàng vén tay áo lên trong đôi mắt cháy đỏ vì thù hận...Phải chăng chàng đã thấy gì trong cánh tay nõn nà như ngọc chuốt ấy? Hai cái sẹo to nổi lên hai chử "phục thù"...Rồi cả một khung cảnh diển lại tuy mơ hồ từ ngài chàng còn bé...nhưng càng theo tuổi lớn lên lại rõ thêm.
Ngài ấy, khi vua cha bị Hoàng Đế Đại Lâm chiếm ngôi, mẹ con chàng được một vị trung thần phò đi lánh nạn. Năm ấy Tiền Đình mới lên sáu, chàng còn nhớ câu nói đầy uất hận:"Than ôi! Nếu Hương Trinh là trai thì thù này mong báo được, ta vô phước sinh Hương Trinh, thôi còn nói gì nữa!". Tuy mới sau tuổi, Hương Trinh cũng biết tủi mình trước lời phụ Hoàng than. Không chịu nhục và bắt đầu nuôi chí nguyện, nàng khắc ngay hai chữ "phục thù" vào cánh tay để nhớ mãi.
Trong những ngày mẹ con lánh nạn, Hương Tring nhớ rõ lắm. Nhớ những khi mẫu hậu cầm tay dặn con qua hơi buồn thảm:"Con ơi! Bốn năm trước khi Phụ Hoàng bị cực hình có than: Không con trai để phục thù" nhưng giờ đây mẹ lại mừng vì con là con gái. Mẹ là Phật tử, được tắm trong bể cả từ bi của Phật, vì thế không bao giờ muốn con nuôi chí ấy. Lâu nay mẹ chờ con đủ trí khôn mẹ mới nói: Con ạ! Lấy ân trả oán thì oán mới tiêu, lấy oán trả oán, oán kết thêm nhiều, vả lại mẹ khuyên con nên thấy cảnh gia đình mình tan nát, thì đừng gieo rắt sự tan nát cho kẻ khác, mẹ chỉ khuyên con như thế... rồi vì không chịu được sơn lam chướng khí, Hoàng hậu đã băng hà trong núi sâu giữa đêm mưa gió tơi bời. Cựu thần an táng Hoàng hậu xong, rồi không lâu, tuổi già cũng đưa con người trung thần ấy về cõi chết. Những tấm màn đen dày đặc phủ lớp này lên lớp khác lên đời công chúa thơ ngây, mất lần hết những tình thương yêu. Một mình Hương Trinh sống bơ vơ giữa núi rừng hoang vu. Trong huyết quản của công chúa trộn lẫn hai dòng: Mẹ là Phật tử phụng sự từ bi, cha thuộc Bà La Môn giáo, tính cương quyết và hiếu chiến. Cương quyết của công chú giống cha. Hương Trinh cải trang (giả trai) rồi lần về đồng nội. Nhờ mặt đẹp ca hay đã tiến cử em sung vào ban nhạc kịch đồng ấu của tân quân. Rồi mối thù cũng như tuổi tác mỗi ngày lớn lên. Hương Tring chờ cơ hội. Và nàng đã sắp đặt cơ hội trong cuộc lạp du hôm nay.
14 năm nuôi chí nguyện, sống trong lo sợ hồi hộp, chịu nhiều oan trái...cơ hội chỉ đến trong giờ phút này. Hương Tring rung lên khi hình tướng tiều tụy của Phụ Hoàng nhìn mẹ con lần cuối cùng. Nàng nóng bừng đôi má vì câu than của Tiên Vương.. kẻ thù làm tan nát gia đình, tan nát hạnh phúc của nàng đang nằm sờ sờ trước mặt. Hương Trinh vận hết sức lực tuốt gươm ra...Linh hồn Tiên Vương đang mĩm cười sung sướng vì thấy nàng không kém con trai.
Nhưng than ôi! Lưỡi kiến sáng vừa ra khỏi vỏ thì bổng mẫu hậu hiền diệu hiện ra..."Mẹ là Phật tử được tắm trong bể tử bi mẹ không muốn con nuôi chí phục thù..." nghe cha thì bỏ mẹ, nghe mẹ thì phụ cha, hai chí hướng trái ngược của mẹ và cha dằng co trong lòng người con hiếu. Tay bủn rủn, nàng cảm thấy thanh kiếm nặng nề, cầm không muốn nổi. Nhưng hình ảnh Tiên Vương lại hiện ra, hai cánh tay người cha yêu quí bị kẻ thù trói chặt, nàng còn bé, nắm áo mẹ đứng xa xa. Mẫu Hậu vì khóc to đã bị lính nạt nộ. Nét mặt Phụ Hoàng tiều tụy, tiếng than đầy uất hận:" Ta vô phước sinh Hương Trịn! Thì còn mong ước gì?".
Mặt nàng nóng rần, khí hận xung lên, hiếu tâm kích phát dữ dội trong lòng. Hương Trinh rít lên:"không thể do dự hèn yếu nữa, 14 năm trời ta chỉ trong có một chút này. Đại Lâm, ngươi phải đền tội. Ngươi đã giết phụ Hoàng ta, ta phải giết ngươi, ngươi đã làm gia đình ta tan nát ta phải làm gia đình ngươi tan nát lại. Nghe chưa Đại Lâm!" Lưỡi kiếm Hương Trinh vừa chém mạnh xuống thì than ôi! Bàn tay hiền mẫu lại diệu dàng đưa ra:"Con ạ hãy lấy ân trả oán thì oán mới tiêu. Đem oán trả oán thì oán kết thêm nhiều...Mẹ không muốn con gieo rắc đau khổ cho kẻ khác...".
Hương Trinh tưởng tượng khi Đại Lâm chết, một nhóm cựu thần sẽ thời cơ khởi nghĩa giam Hoàng Hậu, hại Đông Cungv.v...gia đình tan nát...thêm vào đó muôn dân đồ khổ điêu linh vì chiến tranh... ba, bốn năm nay từ ngày nàng giúp tay với kẻ thù để trị quốc, mục đích nàng chỉ muốn trăm họ được an vui, nay nếu vì thù riêng, sẽ không khỏi xáo trộn cuộc sống thanh bình của quần chúng. Rồi vô số gia đình cũng tan nát theo...điều mà mẫu hậu không muốn đã tha thiết khuyên nàng.
Hương Trinh nhẩm lại:"Ngươi đã giết cha ta, ta phải giết ngươi, ngươi đã làm gia đình ta tan nát, ta phải làm cho gia đình ngươi tan nát lại...Ồ sao mà hèn quá, ta nuôi chí nguyện 14 năm để làm cái việc hèn ấy ư".
Giọt nước Từ bi của Phật đã làm dịu ngọn lửa hận thù,tâm trí nàng lần lần bừng tĩnh. Hương Trinh nhìn Đại Lâm, một ông già gần 60 tuổi, chòm râu đế Vương điểm hoa râm tuy hãnh diện vênh lên, nhưng giấc ngủ vô minh đã làm con người thây chết. Nàng nghĩ: Nếu ta hại người thất thế thật không phải khí tượng anh hùng. và lại ngai vàng đã dày dò tâm trí kẻ gian hùng không ít, mà thời gian cũng tàn phá sức lực của ông đã nhiều rồi, đợi gì ta phải giúp thời gian kết liễu đời ông? Thôi ta tha cho.
Giấc ngủ nặng nề vì nặng nhọc nóng bức, Đại Lâm nằm nhừ, mồ hôi nhế nhại, ông ú ớ trong mơ...Hương Trinh tra kiếm vào vỏ. Thức vua dậy: Tâu Chúa thượng đường về hạ thần đã tìm ra.
Vua bàng hoàng mở mắt: ồ mai quá! Qủa nhân vừa thoát cơn ác mộng. Vua quẹt mồ hôi, tiếp: quả nhân mơ thấy con gái cựu Hoàng vác kiếm đuổi trẫm.
Lã Tiên Đình buông mắt nhìn xa, trong nét thu ba của vị anh hùng căng quắt (con gái) đượm một vẻ buồn khỏ tả.
Chàng nhìn vua:Oai danh bệ hạ lừng lẫy một người con gái đuổi bệ hạ sợ chạy sao?
Vua ruốt râu chữa thẹn: Ừ mộng mị nhiều khi biến tướng (không thật, thấy lớn hóa nhỏ, nhỏ hóa lớn, v.v...).
Lã Tiên Đình nghiêm nét mặt: Nhưng giá như thật, Công chúa tính chuyện phục thù thì chúa thượng nghĩ sao?
Linh tính đế vương cũng có một phần nào trong người con gái ấy. Đại Lâm ngờ vực nhìn Lã Tiên Đình, thấy vua thất sắc chàng thương hại rồi như một nhà hùng biện, Tiên Đình đứng lên kể hết sự tình...
Vua hốt hoảng kinh ngạc và cảm động trước cử chỉ cao thượng của Hương Trinh và đức độ từ bi của cựu Hoàng hậu...thần lương tâm đã trở về với con người tham vọng.Đại Lâm như một tội nhân, ông quì xuống: Qủa nhân còn biết nói sao cho hết sự ăn năn của tội ác, thôi giờ đây trẫm xin giao đất nước lại cho công chúa.
Tiên Đình vội đỡ vua dậy: Bệ hại yên tâm tôi sẽ đưa đường ngài về để phục vụ muôn dân, còn đất nước là của chung. Ngài làm cũng như tôi. Nhưng tôi chỉ khuyên ngài: muốn củng cố giang sơn phải triệt để thực hành phước thiện. Thưa Ngài: lấy nhân ái để giử gìn đất nước là khí tượng của Thánh Quân, lấy tàn bạo duy trì ngôi báu là hành động của bạo chúa.
Đại Lâm cúi đầu ngượng ngạo ông thở dài, Tiên Đình tiếp: Bệ hạ đừng ngại, trong khế kinh dạy: có hai dạng người được Như Lai tán thán:1-là người biết sợ tội phước tin nhân quả nên không bao giờ dám gây tội ác. 2-là người chót làm tội ác, rồi biết sợ nhân quả mà ăn năn, nguyện chừa bỏ mà lấy công chuộc tội, thi ân cứu khổ cho mọi người v.v...cả hai đều được gọi là "đại trượng phu". Hối hận, hổ thẹn, cảm động kính phục... xáo trộn trong lòng. Đại Lâm bơ phờ ngẫn nhìn Lã Tiên Đình với tấm lòng tri ân.
Trên đường về lại song song trên hai ngựa, nhưng chúa tôi hai dòng tư tưởng khác nhau.
Buổi thiết triều hôm nay sao mà buồn bả thế? Quân Vương bâng khuầng như mất đi một vật gì quý giá. Mọi người cũng đều mặc cảm như thiếu một cái gì quen biết lâu nay.
Nhưng khi câu chuyện Lã Tiên Đình là công chúa Hương Trinh đã công khai khi Hoàng Đế Đại Lâm kể lại, thì bá quan đều chưng hửng cũng như sự kinh ngạc và cảm phục chí khí đức độ của vị nữ anh hùng.
Đại Lâm tiếp: Thật thế, chỉ có lấy ân mà trả oán thì oán mới tiêu, lấy oán trả oán thì oán kết thêm nhiều. Nếu công chúa chiêu binh đem về phục thù thì trẫm không bao giờ chịu thua. Nhưng cựu Hoàng hậu đã dặn con:"Lấy nước từ bi dội lên lửa hận" thì quả nhân há không bằng một phu nhân sao? Vật trẫm cũng nhờ giọt nước từ bi rữa sạch lòng tham vọng...Thôi giang sơn trẫm trả về cho công chúa. Phiền các khanh ra dinh quan võ hộ giá thỉnh người vào đây.
Bá quan nôn nả ra đi. Nhưng đến nơi thì cửa văn phòng đóng chặt thanh bảo kiếm Tiên Đình thường mang, đã treo sẵn trước cửa, là câu trả lời dứt khoát việc không có mặt của nàng.
Phải chăng Hương Trinh công chúa biết trước nên nàng đã yên lặng giã từ ngai vàng để đi tìm một cái gì cao đẹp hơn?
Thích Nữ Thế Quán
"Lấy oán thù đáp oán thù
Oán thù không dứt, niềm từ lại tiêu.
Lấy tình yêu gọi tình yêu,
Sóng lên một gợn, thủy triều liền dâng."
THICHTUTAI
THICHTUTAI
TÍCH CỰC
TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 27/05/2011
Age : 31
Đến từ : Can Tho

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết