NGŨ SẮC QUÁN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trích - PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Go down

Trích - PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Empty Trích - PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Bài gửi  THICHTUTAI 27/8/2011, 14:35

Trích PHÁP NGỮ CỦA HÒA HƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master ChinKung)
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng


*Quyển 2: NHẬN THỨC PHẬT GIÁO

-Chương 3: Biểu tượng học và mỹ học

Sau khi đã hiểu rõ mục đích của Phật giáo chúng ta sẽ nhìn kinh điển với một nhản quan khác trước. Kinh điển Phật giáo là một trong những bộ sưu tập văn học lớn nhất thế giới. Tôi tin khi xét tất cả những học thuật, chúng ta sẽ thấy không có một học thuật nào vượt qua Phật giáo. Để có thể thọ nhận lợi ích từ kinh điển Phật giáo, chúng ta cần phải biết và hiểu ý nghĩa nội dung của những cuốn kinh này, vốn là chân lý cùa Giáo Pháp. Chân lý của cuộc đời và vũ trụ vạn vật. Cuộc đời hay nhân sinh là con người chúng ta. Vũ trụ là môi trường sống xung quanh chúng ta. Nếu cho rằng Phật giáo là những giáo lý trừu tượng, khó hiểu, không ăn nhằm gì tới đời sống hằng ngày thì như vậy là không đúng. Mỗi lời kinh điều liên quan mật thiết tới đời sống hằng ngày của chúng ta. Thêm nữa, thêm nữa kinh điển Phật giáo chắc chắn không phổ biến những điều mê tín dị đoan.

Chúng ta sẽ bắt đầu ở đâu và như thế nào? Phương tiện truyền dạy giáo lý của Phật giáo có tính cách sáng tạo ở mức độ cao. Từ hai nghàn năm trước Phật giáo đã dùng biểu tượng học và mỹ học để truyền bá giáo lý. Thí dụ, tất cả những danh hiệu và hình tượng Phật đều tượng trưng những đức tính và những tài năng mỹ thuật của con người chúng ta, nói lên cho chúng ta biết cách ứng dụng đạo lý trong đời sống hằng ngày và làm hiển lộ những tự tánh của mình.

Theo Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa, Bốn vị Đại Bồ tát tượng trưng cho trình tự tu tập và chứng đắc. Thứ nhất là Bồ tát Địa Tạng. Dù là giáo lý thế gian hay Phật pháp, không có gì có thể thành tựu nếu không có đất sống hay một nơi cư ngụ. Sự hiện hữu của con người sống không thể tách rời khỏi đất lớn, vì chúng ta nương tựa vào trái đất để tồn tại. Thực phẩm, y phục, đời sống hay công việc, tất cả dựa vào sự sản sinh của đất. Vậy những kho tàng vô tận ở trong đất là dành cho chúng ta sử dụng. Chữ "địa" trong danh hiệu Bồ tát Địa Tạng có nghĩa là tâm trí, và chữ "tạng" có nghĩa là kho tàng .

Giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta bắt đầu việc thực hành tu tập ở tâm, vốn là chân tánh bao gồm trí huệ vô lượng và những khả năng đạo đức không khác trí huệ và đức hạnh của chư Phật, Bồ tát. Tuy nhiên, ngày nay hình như ngày nay chúng ta đã mất trí huệ và đức hạnh vốn có của mình. Nhưng đức Phật nói rằng những phẩm tính đó không mất thật sự mà được chúng ta khám phá. Hiện tại, chúng ta đang chìm đắm trong những ý nghĩ tán loạn, phân biệt và những tham muốn, vì vậy mà tạm thời chúng ta bị mất những khả năng nguyên thủy đó. Bên trong chân tâm thì không có ý nghĩ xao động nào cả. Nếu tâm trí có những vọng niệm thì đó là giả tâm chứ không phải là chân tâm. Chúng ta vốn đã có chân tâm, vì vậy thực hành tu tập là để chỉ hiện lộ chân tâm này. Vậy, mục đích của việc tu tập là tìm kiếm và khai mở kho tàng trong tâm của mình. Phật giáo không tìm cái gì ở bên ngoài mà chỉ tìm cái ở bên trong chân tánh của mình.

Bồ tát Địa Tạng tượng trưng cho sự hiếu kính, và Kinh Địa Tạng là một bản kinh nói về đạo hiếu, một ý niệm căn bản mà mọi người nên bắt đầu ở chổ này. Cha mẹ hết sức yêu thương chúng ta qua việc các ngài ban cho chúng ta đời sống và nuôi dưỡng chúng ta. Có hiếu và phụng dưỡng cha mẹ tất nhiên là bổn phận căn bản của mỗi người. Chúng ta cần phải chăm lo cho nhu cầu vật chất cũng như đời sống tinh thần của cha mẹ. Thêm nữa, chúng ta cần phải nuôi dưỡng ý nguyện của các vị đối với chúng ta, và đây là bổn phận khó khăn nhất. Cha mẹ muốn con cái của mình thành công trên đường sự nghiệp, có đạo đức, và được thế hệ này cũng như thê hệ sau kính trọng, vì vậy chúng ta phải làm sao để cho cha mẹ hãnh diện về mình, và sự thành tựu vô thượng viên mãn của đạo hiếu là đắc quả Phật Quả. Chúng ta bắt đầu công trình tu tập ở đạo hiếu và mở rộng lòng hiếu kính của mình để bao gồm toàn thể chúng sinh.

Vị Đại Bồ tát thứ hai là Quan Âm, tượng trưng cho sự trưởng dưỡng đại bi tâm. Việc dâng cúng Bồ tát Quan Âm có nghĩa gì? Chúng ta dâng cúng Bồ tát Quan Âm là để tự nhắc nhở mình phát tâm đại từ bi với tất cả mọi người, giúp tất đở chúng sinh một cách vô điều kiện.

Thứ ba là Bồ tát Văn Thù, tương trưng cho trí huệ và lý trí, nhắc nhở chúng ta rằng trong thực hành tu tập cũng như trong việc cư xử với người khác, chúng ta cần phải thực hiện bổn phận hiếu kính, phải dựa vào trí huệ và lý trí chứ không dựa trên những cảm xúc nhất thời.

Vị Bồ tát thứ tu là Phổ Hiền, tượng trưng cho sự thành tâm tu tập, ứng dụng đạo hiếu, từ bi và lý trí trong đời sống hằng ngày. Khi thành tựu viên mãn đạo pháp của Phổ Hiền Bồ tát, chúng ta sẽ thành Phật.

Phật giáo dạy chúng ta cách sống hợp với chân lý của cuộc đời và vũ trụ vạn vật, tức là sống một đời sống hoàn hảo và siêu diện giống như đời sống của chư Phật, Bồ tát. Đó là giáo lý Đại Thừa đích thực vô thượng và hoàn hảo.

Tu theo Phật giáo, hành giả phải bắt đầu bằng: 1.- Hiếu kính với cha mẹ, các vị Thầy và những bậc trưởng thượng, 2.- Phát tâm đại từ bi, 3.- Trưởng dưỡng tư duy và trí huệ, 4.- Mở rộng tâm trí.

Tuy được xếp theo thứ tự trước sau nhưng những điều này có thể được thực hành cùng một lúc, vì điều này bổ túc cho điều kia. Thí dụ, có hiếu với cha mẹ bao gồm từ bi, lý trí và trí huệ. Trí huệ bao gồm hiếu kính và từ bi.

Khi đã hiểu tông quát về Phật giáo,làm sao để ứng dụng sự hiểu biết này trong sinh hoạt hằng ngày? Trước hết chúng ta cần phải biết mỗi vị Phật mỗi vị Bồ tát tượng trưng cho điều gì. Nếu không biết như vậy thì Phật giáo chúng ta chỉ là một sự mê tín. không mang lại lợi ích nào cả. Tất cả những bộ kinh giáo đều chứa đựng những phẩm tính, những đặt điểm và những cách tu tập này, vì vậy chỉ cần học một bộ kinh là đủ. Chúng ta cần phải hiểu và biết ứng dụng những giáo lý một cách hiệu quả.

Thông thường, ở giữa chánh điện của một ngôi chùa là một pho tượng Phật hai tượng Bồ tát tượng trưng cho chân tánh và bản thể của mỗi chúng ta. Nếu pho tượng ở giữa là Phật Thích Ca thì hai tượng hai bên là Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, tượng trưng cho trí huệ và phương tiện ứng dụng, sự hiểu biết và sự thực hành, và như vậy là tri và hành hợp nhất. Nếu pho tượng Phật trong chánh điện là Phật A Di Đà tượng trưng chân tánh, hai tượng hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Bồ tát Quan Âm tượng trưng cho đại từ bi. Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho đại trú huệ. Hai vị này là sự phối hợp đại từ bi và đại trí huệ biểu trưng cho phẩm tính trong mỗi chúng ta.

Tên của những vi Phật, Bồ tát có những ý nghĩa giáo dục thâm diệu. Thí dụ, tên của Phật Thích Ca Mâu Ni là "Shakyamuni" nói lên những nguyên lý của nền giáo dục Phật giáo. Thích Ca (Sakya) nghĩa là "năng nhơn", "năng" nghĩa là năng lực, "nhơn" nghĩa là từ bi; "Mâu Ni" (Muni) nghĩa là tịch mặc, vắng lặng và thanh tịnh. Hai phẩm tính này được đề cao vì thế gian này thiếu từ bi và thường vị kỷ, tâm thường xao động, không thanh tịnh, luôn luôn xao động với những tham, sân, si và ganh tị. Bất cứ một vị Bồ tát nào đắc quả trong thế gian này cũng được gọi là Sakyamuni để dạy chúng sanh phương cách giải quyết những vấn đề của mình. Khi ý nghĩa của những bức tượng Phật và Bồ tát được trực nhận bằng cách ngắm những pho tượng này, chúng ta sẽ hiểu trọn vẹn mục đích của Phật giáo.

Khi bước vào điện thứ nhất của một đạo tràng đường được gọi là Điện Hộ Pháp, chúng ta sẽ thấy tượng Bồ tát Di-lặc với bốn vị Hộ pháp ở giữa điện. Bồ tát Di-lặc mà ở các nước phương Tây thường gọi là Phật Phúc Lạc, có nụ cười lớn biểu lộ sự hoan hỷ. Cái bụng lớn của ngài tượng trưng cho sự bao dung và sự rộng lượng, khuyên dạy chúng ta nên cư xử với người và với sự việc một cách hoan hỷ, vô phân biệt, và khoan dung. Bốn vị Hộ Pháp dạy chúng ta cách tự bảo hộ mình.

Hộ Pháp Đông phương tượng trưng cho sự thi hành bổn phận và nhiệm vụ, dạy chúng ta rằng dù ở địa vị nào chúng ta cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngài cầm một cây đàn trong tay. Những sợi dây đàn không quả căng (dễ đứt), không quá chùng (tiếng đàn không hay). Khi đàn được điều chỉnh đúng tiếng nhạc sẽ du dương. Điều này muốn nói cho chúng ta cần phải đi theo trung đạo trong đối nhân xử thế. Nếu người nào cũng làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của mình, thì quốc gia đó chắc chắn sẽ thịnh vượng?

Vị Hộ Pháp Nam Phương tượng trưng cho sự phát triển và sự tiến bộ hằng ngày. Không những mọi việc cần phải được làm đúng mà còn phải phát triển liên tục. Tay phải của vị Hộ Pháp này cầm thanh gươm trí huệ, tay trái cầm một cái vòng tượng trưng cho trí huệ hoàn hảo, cho thấy rằng chúng ta cần phải dùng trí huệ trong việc tu tiến. Thanh gươm muốn nói răng cần phải đoạn lìa phiền não để tâm trí được an lạc.

Vị Hộ Pháp Tây phương tượng trưng cho sự nhìn bao quát và vị Hộ Pháp thứ tư, Bắc Phương tượng trưng sự nghe bao quát. Hai vị này dạy chúng ta thấy và nghe cẩn thận hơn, cũng như đọc nhiều kinh sách và đi nhiều nơi để có cái học bao quát, làm công việc hoàn hảo, đạt được những đức tính và không bơi móc những khuyết điểm của người khác. Vị Hộ Pháp Tây Phương tượng trưng cho sự quan sát bao quát, một tay cầm "Naga", tức là rồng hay rắn thần. Nara là một biểu tượng cho sự biến dịch, tay kia cầm chuổi hạt tượng trưng cho những nguyên lý. Người và những sự vật trong trời đất luôn luôn biến đổi. Chúng ta cần phải quan sát rất cẩn thận và kỹ lưỡng những nguyên lý trong nội tâm để có cách kiếm soát "Naga" này. Vị Hộ Pháp Bắc phương cầm một cái lọng để che cho chúng ta không bị nhiễm ô. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng trong một xã hội phức tạp chúng ta cần phải biết cách bảo hộ thân tâm của mình chống lại sự ô nhiễm hư hoại.

Từ những điều trên chúng ta có thể thấy phương diện mỹ thuật của nền giáo dục Phật giáo quả là tuyệt đẹp. Có điều đáng tiếc là nhiều người coi vị Hộ Pháp này là những vị thần để thờ phụng, như vậy là hoàn toàn sai lầm.

>>Đây là đường link tới trang tiểu sử của Hòa thượng Tịnh Không, quý độc giả có thể tham khảo thêm tại đây.





THICHTUTAI
THICHTUTAI
TÍCH CỰC
TÍCH CỰC

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 27/05/2011
Age : 31
Đến từ : Can Tho

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết